Sản xuất và kinh doanh Tương ớt tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Dự án "Sản xuất và kinh doanh Tương ớt tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn" là dự án đoạt giải khuyến khích Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Dự án tạo ra sản phẩm "Tương ớt", sử dụng nguồn nguyên liệu quả ớt của huyện Chi Lăng, tự nhiên, có sẵn, dồi dào.
Quả ớt được sử dụng làm gia vị rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ớt cũng như các loại rau quả khác đều có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, cụ thể các dưỡng chất có trong quả ớt: Năng lượng 39 kcal; Chất béo 0,4 g; Natri 9 mg; Kali 322 mg; Chất xơ 1,5 g; Đường thực phẩm 5 g; Chất đạm 1,9 g; Vitamin A 952 UI x 0,6µg; Vitamin C 143,7 mg; Canxi 14 mg; Sắt 1 mg; Vitamin B6 0,5 mg; Magie 23 mg. Tương ớt có nhiều công dụng: Với hương vị đặc trưng của ớt cay, nóng, tương ớt có tác dụng giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh; tương ớt có thể kích thích giảm mỡ thừa một cách đáng kể; chất Capsaicin có trong ớt có khả năng góp phần tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới; Một số thành phần trong tương ớt có thể hỗ trợ làm giảm và ngăn chặn sự hình thành các khối mỡ thừa trong mạch máu; cải thiện tiêu hóa giúp nhuận tràng, thông mũi, giảm huyết áp cao, tăng cường tốc độ trao đổi chất.
Hình ảnh vườn ớt huyện Chi Lăng
Sản phẩm Tương ớt Chi Lăng sử dụng phương pháp sản xuất hoàn toàn khác với các sản phẩm của các nhãn hàng sản xuất công nghiệp trên thị trường, sản phẩm cónguồn gốc rõ ràng, sử dụng phương pháp lên men tự nhiên, không chất bảo quản, 100% hữu cơ. Sản phẩm Tương ớt Chi Lăng khác với các sản phẩm tương ớt lên men khác ở công thức, nguyên liệu chế biến. Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra Tương ớt Chi Lăng là các nông sản đặc trưng tại địa phương mà những địa phương, nhãn hàng khác hiếm hoặc không có (mác mật, rượu ngô, dầu hổi, quế..). Sản phẩm có giá bán thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường, nhờ nguồn nguyên liệu sẵn có, dồi dào tại địa phương nên luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản phẩm được sản xuất theo quy trình lên men tự nhiên, không chất bảo quản, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch của đối tượng người tiêu dùng. Sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu đặc biệt, đặc trưng của địa phương mà ít các sản phẩm khác trên thị trường có (quả mác mật, hồi, quế...). Từ đó tạo ra lợi ích cho cộng đồng, như: tạo ra nguồn thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp địa phương, xây dựng chuỗi cung ứng, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa những người nông dân và cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Hình ảnh ớt và sản phẩm tương ớt của Nhóm tác giả
Dự án xác định thị trường là các cửa hàng, các hộ gia đình, người tiêu dùng yêu thích thực phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên, từ đó lựa chọn các kênh phân phối phù hợp, tập trung vào các cửa hàng, quán tạp hóa, quán ăn, địa điểm du lịch, các cơ sở bày bán các sản phẩm nông sản của địa phương. Đồng thời, phát triển, quảng bá, phân phối sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, hội/nhóm có nhu cầu về sản phẩm nông sản sạch, hàng Việt Nam.
Hình ảnh của quả ớt huyện Chi Lăng sau thu hoạch
Phương thức sản xuất: (1) Thu mua nguyên liệu để sản xuất từ các hộ nông dân địa phương; (2) Sử dụng các nguyên liệu đặc biệt, đặc trưng của địa phương; (3) Vận hành máy móc, thiết bị trong khâu chế biến, sản xuất, bảo quản; (4) Áp dụng phương pháp lên men tự nhiên để sản xuất tương ớt; (5) Thử nghiệm các công thức chế biến khác nhau để tạo tính đa dạng của sản phẩm.
Một công đoạn của quá trình sản xuất tương ớt
Cách thức hợp tác với nhà cung ứng, nhà sản xuất hoặc đối tác trong quá trình phân phối sản phẩm đến tay khách hàng: (1) Liên hệ, hợp tác với các của hàng sạch, của hàng nông sản trên địa bàn huyện hoặc tỉnh để giới thiệu, quảng bá, cung cấp sản phẩm; (2) Kí hợp đồng, cam kết với người nông dân để thu mua, bao tiêu nguyên liệu sản xuất; (3) Liên hệ , giới thiệu sản phẩm tới các cửa hàng tạp hóa, quán ăn, tuyển cộng tác viên, để cung cấp, phân phối sản phẩm.
Nhóm tác giả Dự án "Sản xuất và kinh doanh Tương ớt tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn" nhận giải Khuyến khích tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn năm 2021
Hi vọng trong thời gian tới, dự án tạo dựng thương hiệu Tương ớt Chi Lăng của huyện Chi Lăng, thúc đẩy thói quen người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, nâng cao nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm hữu cơ, khuyến khích được sự liên kết giữa các bên liên quan, giải quyết khó khắn trong vấn đề đầu ra sản phẩm nông nghiệp.
Lưu Bá Mạc
CÁC SỰ KIỆN, TIN TỨC KHÁC
Mô hình trồng rau hữu cơ 8/12/2021; 15:46
Khởi nghiệp từ sản phẩm khô heo mác mật 31/12/2021; 10:19
Nâng cao giá trị quả ớt 20/12/2021; 16:11
Khởi nghiệp từ rau hữu cơ 18/12/2021; 15:38
Khởi nghiệp từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch trải nghiệm: Hướng đi mới trong phát triển kinh tế 2/12/2021; 09:44
Du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục, bảo vệ môi trường: Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo hữu ích 2/12/2021; 08:08
Đổi mới sáng tạo trong khởi nghiệp 11/10/2018; 09:34
Tiêu đề bài viết 19/8/2020; 10:23
Chàng kỹ sư thu trăm triệu mỗi tháng từ bán bánh cuốn 31/12/2018; 10:00